Điều tra và xử lý đối với hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ là những chế tài, hình phạt được pháp luật quy định để trừng phạt những cá nhân/tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác. Khi có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, Quyền tác giả hay quyền khác thì tuỳ theo nhu cầu và nhà tư vấn mà áp dụng các biện pháp, phương án phù hợp.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật quy định
- Hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019, sau đây gọi là Luật SHTT);
- Hành vi xâm phạm các quyền liên quan (Điều 35 Luật SHTT);
- Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126 Luật SHTT);
- Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh (Điều 127 Luật SHTT);
- Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (Điều 129 Luật SHTT);
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 130 Luật SHTT).
Quy trình điều tra xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xác minh, thu thập chứng cứ
- Thu thập thông tin xâm phạm qua các hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ);
- Xác minh thông tin có dấu hiệu xâm phạm;
- Xác minh thiệt hại (Nguyên tắc xác định được quy định tại Điều 204 Luật SHTT)
- Xác minh hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ của Quốc gia hoặc Quốc tế (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ), xem chủ thể xâm phạm có ý định đăng ký hoặc đang được cơ quan chức năng xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu trí tuệ gây nhầm lẫn hoặc có ý đồ xâm phạm thì kịp thời khiếu nại, phản đối hoặc yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Giám định: Là bước không bắt buộc nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Do đó, việc giám định là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý chính thức.
Tuy nhiên nếu nhận thấy mức độ vi phạm vừa phải và chủ thể vi phạm có thiện chí thì không cần thiết phải tiến hành giám định (tuân thủ yêu cầu cảnh báo đầu tiên).
Tiến hành xử lý
Dựa trên kết quả xác minh thu thập chứng cứ, tình hình vụ việc mà chúng ta lựa chọn thực hiện tuần tự hoặc đồng bộ các biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Điều 198 Luật SHTT):
Biện pháp 1
Cảnh báo vi phạm:
- Chủ sở hữu bị xâm phạm trực tiếp hoặc thông qua đại diện uỷ quyền làm công văn cảnh báo vi phạm và đề nghị chấm dứt hành vi, khắc phục hậu quả
- Trong trường hợp chủ thể vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì xem xét biện pháp 2.
Lưu ý: Biện pháp này không phải là biện pháp bắt buộc theo quy định pháp luật hiện hành.
Biện pháp 2
Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý
- Các hành vi xâm phạm bị xử phạt vi phạm hành chính: Điều 211 Luật SHTT.
- Trình tự xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm đối với quyền sở hữu trí tuệ (Nghị định 99/2013/NĐ-CP):
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
2. Trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ. Thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ. Hoặc giải trình trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu.
3. Cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình. Trưng cầu ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp. Hoặc trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp để làm rõ các tình tiết của vụ việc.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, người có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.
Biện pháp 3
Biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Là quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm được bảo hộ tại Việt Nam yêu cầu Tòa án áp dụng (Điều 206 Luật SHTT).
- Nhằm thu thập thông tin, chứng cứ để chủ thể quyền sở hữu thực hiện quyền yêu cầu xử lý xâm phạm. Và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm.
Biện pháp 4
Biện pháp dân sự (Điều 202 Luật SHTT)
- Khi xảy ra tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết.
- Tòa án có thẩm quyền xử lý xâm phạm buộc bên xâm phạm thực hiện việc:
Chấm dứt hành vi xâm phạm;
Xin lỗi, cải chính công khai;
Thực hiện nghĩa vụ dân sự;
Bồi thường thiệt hại;
Tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng. Không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm (với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể sở hữu).
Biện pháp 5
Biện pháp hình sự (Điều 212 Luật SHTT)
- Được áp dụng đối với người nào cố ý thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.
- Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm, chủ sở hữu bị xâm phạm. Có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý xâm phạm.
Tổng kết
Đến với LYT Việt Nam bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tuyệt vời với mức giá thành tốt nhất thị trường. LYT Việt Nam là đơn vị hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục công bố hợp quy, xin giấy phép nhanh chóng và thuận tiện nhất. Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ Điều tra, xử lý xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ. Vui lòng liên hệ thông tin sau để được tư vấn:
LYT Việt Nam Co., Ltd.
- Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
- Email: ceo@congbohopquy.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/