Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Thủ tục đưa sản phẩm ra thị trường

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiện nay được cung ứng rất nhiều trên thị trường. Những thực phẩm này có tác dụng nhất định đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì là điều mà không phải ai cũng biết. Nếu muốn kinh doanh loại sản phẩm này, các cá nhân, doanh nghiệp. Cần thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thủ tục đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe ra thị trường trong bài viết này nhé.

Thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe là gì

Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018. Định nghĩa thực phẩm bảo vệ sức khỏe như sau:

Theo Thực phẩm chức năng là thực phẩm. Dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement). Là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày.  Nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe health supplement chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

  • Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic. Và chất có hoạt tính sinh học khác;
  • Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật. Và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
  • Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng. Và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

Phân loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe 

Có rất nhiều cách phân loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng đề kháng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách phân loại sản phẩm này theo cách thông dụng nhất dưới đây nhé.

Phân loại thực phẩm chức năng theo phương thức chế biến

Xét về phương thức chế biến, thực phẩm chức năng được chia thành 4 nhóm nhỏ bao gồm: Thực phẩm bổ sung vitamin, Thực phẩm bổ sung khoáng chất, Thực phẩm bổ sung hoạt chất sinh học và thực phẩm được bào chế từ thảo dược.

  • Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin có thể kể đến như: các loại nước có hương vị trái cây giúp bổ sung vitamin C, E, beta-carotene hoặc các sản phẩm ở dạng viên uống bổ sung chất xơ,…
  • Nhóm thực phẩm bổ sung khoáng chất: như các loại muối bổ sung iod, bánh kẹo bổ sung calci hoặc các loại nước bù điện giải. 
  • Nhóm sản phẩm bổ sung hoạt chất sinh học: sữa, thức ăn cho trẻ phát triển được bổ sung thêm DHA, EPA… 
  • Nhóm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe bào chế từ thảo dược nổi tiếng có thể kể đến như: Linh Chi, Nhân Sâm, Đông Trùng Hạ Thảo, Hà Thủ Ô,…

Phân loại thực phẩm chức năng theo dạng sản phẩm

Theo dạng sản phẩm, thực phẩm chức năng có thể chia ra làm 2 dạng: Thực phẩm – Thuốc hoặc Thức ăn – Thuốc. 

  • Thực phẩm chức năng dạng thực phẩm – Thuốc: Đây là dạng sản phẩm được bào chế tương tự như thuốc có viên nén, viên nang, viên hoàn, dung dịch,… Tuy nhiên bản chất vẫn là một dạng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Dạng Thức ăn – thuốc được sử dụng bằng cách bổ sung trực tiếp hoạt tính vào thức ăn. Ví dụ như: cháo thuốc, canh bổ dưỡng,… phổ biến nhất là dạng sắc nước uống.

định nghĩa thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Phân loại thực phẩm chức năng theo công dụng

Theo công dụng, các thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chia thành nhiều dạng như:

  • Thực phẩm hỗ trợ chống lão hóa
  • Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa 
  • Thực phẩm bổ sung chất xơ
  • Thực phẩm hỗ trợ chức năng cho mắt
  • Thực phẩm phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não
  • Thực phẩm tăng cường sinh lý 
  • Thực phẩm an thần, ngăn ngừa mất ngủ
  • Thực phẩm phòng ngừa bệnh nội tiết
  • Thực phẩm hỗ trợ làm đẹp
  • Thực phẩm hỗ trợ bệnh huyết áp 
  • Thực phẩm hỗ trợ giảm đái tháo đường
  • Thực phẩm hỗ trợ bệnh xương khớp
  • Thực phẩm tăng cường sức đề kháng
  • Thực phẩm hỗ trợ tim mạch,…

Phân loại Thực phẩm chức năng theo phương thức quản lý

Theo phương thức quản lý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chia thành 02 loại sau:

  • Các nhóm thực phẩm chức năng có các tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh. Cần phải đăng ký với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế và có chứng nhận cũng như giấy phép lưu hành sản phẩm. 
  • Các nhóm thực phẩm chức năng. Thường có thể sử dụng theo mục đích mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên các trường hợp sử dụng Thực phẩm chức năng với mục đích đặc biệt. Thì cần có chỉ định và sự giám sát của người có chuyên môn.

Quy định thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì

Quy định thực phẩm bảo vệ sức khỏe được ban hành thông qua Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Bộ Y tế. Các bạn có thể tìm kiếm văn bản này để có được cái nhìn tổng quan nhất về các quy định của Nhà nước ta. Về việc đăng ký, công bố các sản phẩm này.

Căn cứ tại Điều 6, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Đăng ký bản công bố sản phẩm quy định

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm. Không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Thủ tục đăng ký thực phẩm bảo vệ sức khỏe đưa ra thị trường

Căn cứ tại Điều 6, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như sau:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:
    • Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
    • Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
    • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm. Của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.
  • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).
  • Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân. Hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
  • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân. Đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm. Theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng quan nhất về thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì. Và những thủ tục cũng như quy định về việc đăng ký công bố các sản phẩm này. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm tại công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty TNHH LYT  theo địa chỉ sau để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

LYT  Co., Ltd.

  • Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
  • Email: ceo@congbohopquy.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/
0938106456
0938106456
Messenger