Sản phẩm lưu hành nội bộ cần những gì bạn đã biết chưa? Những doanh nghiệp muốn sử dụng các sản phẩm riêng cho nội bộ doanh nghiệp đều phải thực hiện những quy định của luật pháp. Sản phẩm lưu hành nội bộ sẽ có những ưu tiên riêng về các loại thuế. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải hoàn thiện thủ tục pháp lý để có được những sự ưu tiên đó. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những loại giấy tờ và thủ tục pháp lý cần chuẩn bị này ngay dưới đây nhé.
Sản phẩm lưu hành nội bộ là gì?
Sản phẩm lưu hành nội bộ là những sản phẩm được sản xuất ra chỉ dùng riêng cho doanh nghiệp đã sản xuất ra nó. Ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, họ đã dùng những chai nước đó cho các hội nghị lớn, hay doanh nghiệp sản xuất ô tô để bán ra thị trường dùng chính những chiếc xe đó để đưa đón nhân viên,…
Những sản phẩm lưu hành nội bộ này được ưu đãi rất nhiều về thuế, khi đóng thuế, các doanh nghiệp không phải tính thuế cho các sản phẩm này. Do đó, để tối ưu chi phí thuế phải nộp, các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành làm thủ tục minh chứng để được hưởng những ưu đãi đó.
Quy định sản phẩm lưu hành nội bộ
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC về giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ: Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau: Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC về nguyên tắc lập hóa đơn: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau: Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Do đó, nếu hàng hóa lưu hành nội bộ thì không phải lập hóa đơn và không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng.
Sản phẩm lưu hành nội bộ cần những gì?
Có 02 loại sản phẩm: sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nên các giấy tờ và thủ tục pháp lý cũng khác nhau.
Đối với hàng hóa nhập khẩu
Thành phần hồ sơ
- Trang bìa; (mẫu 1-ĐKT)
- Mục lục hồ sơ; (mẫu 2-ĐKT)
- Đơn đăng ký(mẫu 4B-ĐKT);
- Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đăng ký công ty nước ngoài đối tác của Công ty đứng tên đăng ký;
- Tóm tắt đặc tính sản phẩm (Mẫu 6-ĐKT);
- Giấy phép lưu hành sản phẩm tại nước sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp (FSC hoặc CPP):
- Giấy chứng nhận GMP (nếu là thực phẩm chức năng, thực phẩm, thuốc, dược phẩm,…)
- Quy trình sản xuất (đầy đủ, chi tiết);
- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm;
- Phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất
- Nhãn hiệu
- Mẫu sản phẩm
- Tra cứu nhãn hiệu hàng hoá hoặc giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đối với thuốc mang tên thương mại ;
Quy trình thực hiện
- Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan có chức năng thẩm quyền.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức xét duyệt.
- Bước 3: Nhận thông báo, quyết định.
Đối với các sản phẩm sản xuất trong nước
Thành phần hồ sơ
- Trang bìa(Mẫu số 1 ĐKT)
- Mục lục hồ sơ (Mẫu số 2 ĐKT)
- Đơn đăng ký (Mẫu số 4A ĐKT)
- Tóm tắt đặc sản phẩm (Mẫu 6 ĐKT)
- Quy trình sản xuất (đầy đủ, chi tiết);
- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm (đầy đủ, chi tiết);
- Phiếu kiểm nghiệm thuốc của một trong những cơ sở: Viện kiểm nghiệm, phân viện kiểm nghiệm. Có sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, phòng kiểm nghiệm đạt GLP
- Tài liệu nghiên cứu về độ ổn định
- Nhãn hiệu (được thiết kế hoặc gắn lên mẫu số 7 ĐKT)
- Mẫu sản phẩm
- Tra cứu nhãn hiệu hàng hoá hoặc giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đối với thuốc mang tên thương mại.
Trình tự thực hiện
- Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan có chức năng thẩm quyền.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức xét duyệt.
Lưu ý: Cần chuẩn bị 03 bộ hồ sơ trong đó có 01 bộ chính và 02 bộ bản sao công chứng.
Tổng kết
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Sản phẩm lưu hành nội bộ cần những gì?. Hy vọng rằng với những thông tin này, các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích nhất.
LYT là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ như: Công bố hợp quy, dịch vụ công bố sản phẩm, xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, xin giấy chứng nhận quảng cáo,… uy tín và chất lượng nhất tại Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất nhé.
LYT Co., Ltd.
- Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
- Email: ceo@congbohopquy.com
- Fanpage: LYT VIETNAM