Các bước tự công bố thực phẩm thường

Thực phẩm thường là những thực phẩm. Có thể dùng cho mọi đối tượng mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng như không có cách sử dụng đặc biệt nào. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp muốn đưa thực phẩm ra thị trường tiêu thụ. Thì cần phải tiến hành công bố sản phẩm. Việc công bố thực phẩm thường cần phải thực hiện theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn các bước tự công bố thực phẩm thường, hãy cùng nhau theo dõi nhé.

Tại sao phải tự công bố sản phẩm?

Sản phẩm thực phẩm và liên quan đến thực phẩm là các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, nên pháp luật Nhà nước hiện hành quy định các đơn vị kinh doanh các sản phẩm này đều phải tiến hành thủ tục tự công bố (hoặc hợp quy) trước khi đến tay người tiêu dùng dù đó là sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu.

các bước tự công bố thực phẩm thường

Nếu đơn vị kinh doanh thực phẩm mà không thực hiện tự công bố sản phẩm (hoặc hợp quy) thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính số tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và thậm chí bị tiêu hủy toàn bộ sản phẩm.

Các bước tự công bố thực phẩm thường

Một số sản phẩm được pháp luật Nhà nước quy định có thể tự tiến hành công bố để giảm thiểu các thủ tục hành chính cũng như tăng sự chủ động cho các doanh nghiệp. Quy trình tự thực hiện tự công bố thực phẩm thường như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố

Các doanh nghiệp cần thực hiện những đầu việc như sau:

  • Chuẩn thông tin về sản phẩm cần công bố, trong đó, các bạn cần chú ý tới các thông tin như: tên sản phẩm; nhãn sản phẩm; hạn sử dụng; thông tin cảnh báo; quy cách đóng gói…
  • Lập chỉ tiêu công bố cho sản phẩm;
  • Làm nhãn sản phẩm; dịch nhãn, làm nhãn phụ (đối với hàng nhập khẩu).

Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm

  • Các  doanh nghiệp cần thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng để nộp hồ sơ. Các tiêu chí kiểm nghiệm sản phẩm sẽ được quy định theo từng loại sản phẩm cụ thể.
  • Trường hợp quý khách hàng chưa kiểm nghiệm sản phẩm, LYT Việt Nam Việt Nam sẽ hỗ trợ xây dựng chỉ tiêu tự công bố và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm thay doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố

Việc nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm cần thực hiện sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu trong hồ sơ.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận có giá trị tương đương.

Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm

  • Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
  • Đồng thời tổ chức, cá nhân công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản tự công bố đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

công bố sản phẩm

Một số lưu ý khi tự công bố sản phẩm

Với các doanh nghiệp thực hiện việc tự công bố sản phẩm thường cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên. Cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
  • Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Tổng kết

Trên đây là chi tiết về các bước tự công bố thực phẩm thường. Mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu công bố sản phẩm, công bố hợp quy, xin cfs, xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,… Thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.

LYT Việt Nam Co., Ltd.

  • Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
  • Email: ceo@congbohopquy.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/
0916540904
0916540904
Messenger