Quy trình công bố thực phẩm bổ sung như thế nào?

Công bố thực phẩm bổ sung là một trong những khái niệm rất quen thuộc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Tuy nhiên, với một số cá nhân, đây lại là một thuật ngữ khá mới lạ. Vậy công bố các sản phẩm thực phẩm bổ sung là gì, cơ quan nào phê duyệt công bố, và thủ tục để thực hiện việc này như thế nào? Nhằm giúp cho các bạn có được hiểu biết đầy đủ về thủ tục này, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây. Hãy cùng chúng tôi giải đáp tất cả những thắc mắc nhé.

Thực phẩm bổ sung là gì?

Để nắm được chi tiết các vấn đề liên quan đến việc công bố thực phẩm bổ sung. Trước hết, các bạn cần phải biết thực phẩm bổ sung là gì. Căn cứ theo Khoản 9, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định như sau:  “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học”. Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng thực phẩm bổ sung là một dạng của thực phẩm chức năng.

thực phẩm bổ sung là gì

Theo thông tin mới nhất của Bộ Y tế, thực phẩm bổ sung là những loại thực phẩm. Được sử dụng để hỗ trợ, nâng cao, tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người. Thực phẩm bổ sung thông thường sẽ tồn tại dưới dạng các loại dinh dưỡng dễ hấp thu hoặc một số chất mà cơ thể của con người không thể tự tổng hợp được. Đồng thời, thực phẩm bổ sung rất dễ dàng sử dụng, tiện dụng và luôn tạo cảm giác rất ngon cho người dùng.

Những đối tượng nào cần phải thực hiện công bố thực phẩm bổ sung?

Công bố thực phẩm bổ sung là một trong những việc bắt buộc phải làm với các cá nhân, tổ chức khi muốn đưa bất kỳ một sản phẩm nào ra ngoài thị trường. Việc làm này nhằm giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được danh tiếng, uy tín của mình. Đồng thời, cơ quan nhà nước cũng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các loại hàng hóa trên thị trường.

Nếu không thực hiện công bố thực phẩm chức năng mà đã tự ý tung sản phẩm ra thị trường thì các cá nhân có thể sẽ bị phạt rất nặng. Do đó, bạn cần phải biết mình có nằm trong đối tượng bắt buộc phải công bố hay không. Những đối tượng bắt buộc phải công bố thực phẩm bổ sung theo quy định của pháp luật như sau:

  • Các doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm bổ sung trong nước có giấy chứng nhận kinh doanh tại Việt Nam.
  • Các cá nhân, doanh nghiệp là đại diện của những công ty nước ngoài đưa sản phẩm thực phẩm bổ sung vào thị trường Việt Nam.

Cơ quan nào thực hiện công bố thực phẩm bổ sung?

Các bạn sau khi đã tập trung đầy đủ các loại giấy tờ cần phải có, hãy nộp hồ sơ đến Bộ Y tế – Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Tại đây, hồ sơ của bạn sẽ được xét duyệt.

Thủ tục thực hiện công bố thực phẩm bổ sung mới nhất

Hồ sơ công bố hàng nhập khẩu

  • Đơn xin cấp giấy phép công bố.
  • Thông tin chi tiết sản phẩm muốn công bố.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
  • Bảng phân tích thành phần.
  • Kế hoạch giám sát định kì.
  • Nhãn và nội dung nhãn phụ.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 02 bản sao công chứng.
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 2200.
  • Tài liệu chứng minh tác dụng của sản phẩm.

công bố thực phẩm bổ sung

Hồ sơ công bố hàng nội địa

  • Đơn xin cấp giấy phép công bố.
  • Thông tin chi tiết sản phẩm muốn công bố.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
  • Bảng phân tích thành phần.
  • Kế hoạch giám sát định kì.
  • Nhãn và nội dung nhãn phụ.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 02 bản sao công chứng.
  • Mẫu sản phẩm.
  • Bản thiết kế nhãn.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Bước 2: Chờ phê duyệt.
  • Bước 3: Nhận chứng chỉ hoặc bổ sung giấy tờ nếu thiếu.

Thời gian thực hiện công bố thực phẩm bổ sung

Nếu bạn muốn công bố các thực phẩm bổ sung sản xuất trong nước. Thì bạn có thể chờ từ 10 – 15 ngày làm việc. Còn đối với thực phẩm bổ sung nhập khẩu thì thời gian chờ đợi sẽ vào khoảng từ 20-25 ngày làm việc.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về việc công bố các sản phẩm là thực phẩm bổ sung. Hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc đưa sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng.

LYT Việt Nam là công ty cung cấp các dịch vụ như: Công bố hợp quy, công bố thực phẩm chức năng, xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, xin CFS,… uy tín nhất tại Việt Nam. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất nhé.

LYT Việt Nam Co., Ltd.

  • Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
  • Email: ceo@congbohopquy.com
  • Fanpage: LYT VIETNAM
0916540904
0916540904
Messenger