Hướng dẫn tự công bố an toàn thực phẩm

Bất kỳ sản phẩm là thực phẩm nào trước khi được lưu hành rộng rãi ra ngoài thị trường đều cần phải được công bố. Hiện nay, đối với một số sản phẩm nhất định, các doanh nghiệp có thể được tiến hành tự công bố. Dưới đây là hướng dẫn tự công bố an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp mới thành lập, hãy cùng nhau theo dõi nhé.

Tại sao phải công bố sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm đặc biệt là thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, tất cả các loại thực phẩm sản xuất nội địa hay nhập khẩu đều phải tiến hành công bố sản phẩm theo luật định.

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ việc thi hành một số điều của Luật ATTP: Quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy) cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường.

công bố thực phẩm

Các bước tự công bố an toàn thực phẩm

Các bước tự công bố thực phẩm như sau:

Bước 1: Kiểm tra sản phẩm có thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm hay không

Tại khoản 1, Điều 4 và Điều 6 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các nhóm sản phẩm tự công bố gồm: Các sản phẩm thực phẩm qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ các sản phẩm  là:

    – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;

     – Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định;

      – Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

Lưu ý: Tại khoản 2, Điều 4 của Nghị định 15 chỉ rõ đối với sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Bước 2: Kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ Y tế

Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm

Đối với từng nhóm sản phẩm khác nhau thì sẽ áp dụng các chỉ tiêu chất lượng, vi sinh vật và kim loại nặng khác nhau nên khi lên chỉ tiêu kiểm nghiệm cần phải đúng, đủ và hợp lý để tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế thiếu sót chỉ tiêu quan trọng khi tự công bố với cơ quan nhà nước.

Hiện nay Bộ Y tế quy định các chỉ tiêu an toàn đối với một số sản phẩm thực phẩm theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) như sau:

  • QCVN 5-2:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột;
  • QCVN 5-3:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm Phomat;
  • QCVN 5-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa;
  • QCVN 5-5:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men;
  • QCVN 6-1:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống thiên nhiên và nước uống đóng chai;
  • QCVN 6-2:2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn;
  • QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn;
  • QCVN 10:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền;
  • QCVN 12-1:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • QCVN 12-2:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • QCVN 12-3:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • QCVN 12-4:2015/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

thủ tục công bố sản phẩm

Đối với các sản phẩm không có QCVN thì tham khảo các chỉ tiêu an toàn theo các quy định sau đây:

  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
  • QCVN 8-2:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
  • QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
  • Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm;
  • Thông tư 50/2016/TT-BYT Quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm;
  • Các tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN), các quy định khác.

Gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm

Sau khi đã xác định các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ Y tế, cần tiến hành gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm được chỉ định hoặc phòng thí nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Khi mang mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm, các doanh nghiệp cần yêu cầu đơn vị kiểm nghiệm ghi đầy đủ thông tin về tên cơ sở, địa chỉ, sản phẩm trên phiếu kiểm nghiệm.

Bước 3: Hoàn thiện Bản tự công bố sản phẩm

Bước tiếp theo là điền thông tin trên mẫu số 01, Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP (đánh máy hoặc viết tay). Cần lưu ý ghi đầy đủ các thông tin theo Bản tự công bố (trường hợp không có thì bỏ trống); tên tổ chức, các nhân, địa chỉ, mã số doanh nghiệp: Ghi đúng theo giấy đăng ký kinh doanh; tên sản phẩm ghi đúng theo phiếu kiểm nghiệm và trên nhãn sản phẩm; yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Bước 4: Thực hiện tự công bố sản phẩm:

Sau khi hoàn thiện hồ sơ tự công bố gồm: Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu; nhãn sản phẩm; Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng. Tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố theo trình tự sau:

  • Đăng tải hồ sơ tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp;
  • Nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định. Đối với TP Đà Nẵng nộp tại Bộ phận một cửa thuộc Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng (Địa chỉ: 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, thành phố Đà Nẵng).

các thủ tục công bố 1 sản phẩm

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Trên đây là một số thông tin chi tiết nhất để hướng dẫn tự công bố an toàn thực phẩm. Nếu các bạn còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn kỹ lưỡng nhất nhé.

LYT Việt Nam Co., Ltd.

  • Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
  • Email: ceo@congbohopquy.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/
0916540904
0916540904
Messenger