Sự khác nhau giữa giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Rượu là một loại thức uống có cồn và được sử dụng phổ biến hiện nay. Chỉ với một khoản tiền nhỏ là người mua có thể mua rượu lẻ ở các tiệm tạp hóa hoặc gọi một chai uống ngay ở quán. Tuy nhiên, giấy phép được cấp cho việc tiêu thụ rượu theo hai loại hình này là hoàn toàn khác nhau.

Nhiều đơn vị kinh doanh cho rằng giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là chung một loại, nhưng thực chất hai loại giấy phép này hoàn toàn khác nhau, căn cứ theo quy định 105/2017/NĐ-CP. Vậy thực sự chúng khác nhau ở những điểm nào, hãy cùng LYT Việt Nam theo dõi bài viết hôm nay nhé!

Bán rượu lẻ và bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hai hoạt động kinh doanh khác nhau

 

Một số điểm chung giữa giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

  • Trước khi tìm hiểu sâu hơn về sự khác nhau giữa giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì chúng ta sẽ xem qua về các điểm giống nhau của chúng:
  • Địa điểm nộp hồ so: Ủy ban nhân dân Quận/ huyện nơi hoạt động của cơ sở kinh doanh.
  • Hiệu lựa chung của giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 5 năm tính từ ngày cấp phép.
  • Trước 30 ngày hết hiệu lực giấy phép (thời hạn 5 năm) , cơ sở kinh doanh phải có nghĩa vụ nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép. Lưu ý thực hiện các thủ tục như quy trình cấp mới.
  • Hồ sơ hợp lệ sẽ được duyệt và cấp giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trong vòng 15 – 20 ngày làm việc.

Nên tìm hiểu kĩ các quy định cấp giấy phép trước khi kinh doanh

Sự khác nhau giữa giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Ảnh minh họa giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

STTTiêu chí so sánhGiấy phép bán lẻ rượuGiấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
1Định nghĩaHoạt động bán rượu nguyên chai cho người mua mang về sử dụng.Hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm kinh doanh.
2Đối tượng được cấp giấy phépCơ sở cửa hàng kinh doanh bán lẻ; chuỗi cửa hàng tiện lợi; siêu thị mini.Nhà hàng ăn uống; quán bia; quán bar, club.
3Điều kiện cấp giấy phép– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

– Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.

– Bảo đảm tuân thủ yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

Hồ sơ cấp Giấy phép– Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu.

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh (nộp bản sao y chứng thực)

– Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ (nộp bản sao y chứng thực)

– Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu (bản sao)

– Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh (nộp bản sao y chứng thực)

– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.

– Đơn đề nghị theo mẫu.

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh (nộp bản sao y chứng thực)

– Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nộp bản sao y chứng thực)

– Hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu (nộp bản sao y chứng thực)

– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu

Trên đây LYT Việt Nam đã giải đáp về sự khác nhau giữa giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ để các đơn vị kinh doanh có thể tham khảo, từ đó nắm rõ các thủ tục của quy trình xin cấp giấy phép cho hai loại này. Khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ LYT Việt Nam để được cung cấp các dịch vụ xin giấy phép tốt nhất với chi phí đi đôi cùng chất lượng.

Bạn quan tâm: Xin giấy phép bán lẻ rượu

LYT Việt Nam cùng bạn bắt đầu kinh doanh bằng việc hỗ trợ xin cấp giấy phép

LYT Việt Nam Co., Ltd.
  • Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
  • Email: ceo@congbohopquy.com
  • Fanpage: LYT VIETNAM
0938106456
0938106456
Messenger