Các thủ tục nhập khẩu phụ gia thực phẩm như thế nào bạn đã biết chưa? Phụ gia thực phẩm là một trong những loại sản phẩm được quy định rất nghiêm ngặt trong các văn bản pháp luật hiện hành. Bởi vì các chất phụ gia có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Dưới đây là một số thông tin chi tiết nhất về các thủ tục cần thực hiện khi nhập khẩu chất phụ gia, hãy cùng nhau theo dõi nhé.
Chất phụ gia bao gồm những gì?
Các phụ gia thực phẩm là những chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hoặc cải thiện hương vị và bề ngoài của thực phẩm.
Chất phụ gia có thể có nguồn gốc từ tự nhiên, hoặc được tổng hợp, bán tổng hợp hóa học. Thậm chí chúng cũng có thể được tổng hợp từ vi sinh vật. Một số loại phụ gia thực phẩm điển hình thường dùng:
- Các phụ gia gốc axit
- Các chất điều chỉnh độ chua
- Chất giữ màu
- Các chất tạo vị, điều vị
- Các chất giữ ẩm, bảo quản, ổn định
- Các chất chống vón
- Các chất chống tạo bọt
- Các chất chống oxy hóa
- Các chất tạo màu thực phẩm
- Các chất đẩy
- Các chất làm ngọt
- Các chất làm đặc
Căn cứ pháp lý
Khi tìm hiểu về các quy định liên quan đến chất phụ gia, các bạn có thể tham khảo các văn bản quy phạm hiện hành như sau:
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
- Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế (đối với thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế).
Hồ sơ Công bố hợp quy đối với các chất phụ gia thực phẩm nhập khẩu
Với các chất phụ gia thực phẩm nhập khẩu, để được công bố hợp quy, hồ sơ cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Bản công bố hợp quy.
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối
- Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất).
- Mẫu nhãn sản phẩm
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.
Một lưu ý quan trọng mà các bạn cần phải nắm được đó là: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) chỉ bắt buộc đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc và sản phẩm không nằm trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định (Thông tư 27/2012/TT-BYT)
Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ gia thực phẩm
Để thực hiện các thủ tục nhập khẩu phụ gia thực phẩm, các bạn cần tuân theo các bước sau đây:
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bước 2: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho đương sự.
- Bước 3: Cơ quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì sau 07 ngày làm việc có công văn yêu cầu cá nhân,doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Hồ sơ bổ sung có dấu của văn thư ghi ngày nhận hồ sơ bổ sung.
- Bước 4: Tổ chức thẩm xét sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lập phiếu thẩm xét theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bước 5: Trả kết quả cho cơ sở và lưu hồ sơ.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về thủ tục nhập khẩu phụ gia thực phẩm mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về các thủ tục cũng như các loại giấy chứng nhận, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn kỹ lưỡng nhất cũng như sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm để hoàn thành các thủ tục một cách nhanh chóng nhé.
LYT Co., Ltd.
- Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
- Email: ceo@congbohopquy.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/