Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Bộ công thương
Muốn kinh doanh thực phẩm thuận lợi, bạn buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đừng bỏ lỡ bài viết của LYT Việt Nam để có thông tin chi tiết!
Nếu chân ướt chân ráo gia nhập “làng” kinh doanh thực phẩm thì việc chưa biết đến các thủ tục ATTP cũng là điều khó tránh khỏi. Nhiều cơ sở, đơn vị buôn bán vẫn chưa biết về thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Dưới đây, LYT Việt Nam sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn trọn vẹn nhất về thủ tục này!
Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP là gì?
Một số đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm bắt buộc phải xin cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Nếu không, đơn vị sẽ không được phép tiến hành sản xuất và phân phối sản phẩm trên thị trường.
Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP là căn cứ pháp lý để cơ quan thẩm quyền y tế kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Các sản phẩm đều phải chứng minh được nguồn gốc, chất lượng, đảm bảo vệ sinh và an toàn đối với sức khỏe người dùng.
Ý nghĩa của giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng với đơn vị kinh doanh, cơ quan thẩm quyền mà giấy chứng nhận ATTP còn rất quan trọng với người tiêu dùng.
Với đơn vị kinh doanh thực phẩm, giấy chứng nhận ATTP như một tấm “bùa hộ mệnh” để buôn bán không bị ngăn cấm. Thủ tục mang tính pháp lý này giúp việc kinh doanh thực phẩm trở nên hợp pháp.
Mặt khác, giấy chứng nhận ATTP là cơ sở pháp lý để cơ quan y tế thẩm quyền kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, các đơn vị sản xuất, buôn bán bắt buộc phải đảm bảo minh bạch an toàn thực phẩm. Nhờ vậy mà chất lượng sản phẩm thực phẩm luôn được đảm bảo tiêu chuẩn trước khi được phân phối.
Giữa thời buổi thực phẩm bẩn – sạch bất phân lẫn lộn thì giấy chứng nhận ATTP là lời cam kết của đơn vị sản xuất với người tiêu dùng. Chắc chắn người dùng sẽ an tâm sử dụng các sản phẩm đã chứng minh được ATTP thay vì những thực phẩm trôi nổi. Sức khỏe cộng đồng nhờ vậy mà được nâng lên trên hết.
Đối tượng được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
Giấy xác nhận đủ điều kiện ATTP được bộ Công Thương cấp có hiệu lực trong vòng 3 năm. Chủ kinh doanh sau 3 năm bắt buộc phải làm hồ sơ để được cấp chứng nhận mới. Vậy đối tượng nào được Bộ Công Thương cấp chứng nhận ATTP?
– Đơn vị có giấy chứng nhận đã đăng ký doanh nghiệp/ hộ kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương.
– Doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo tùy loại thực phẩm đã quy định rõ tại Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.
Ngoài ra, các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng những tiêu chí riêng như sau:
- Sản xuất rượu công suất trên 3 triệu lít/năm;
- Sản xuất bia công suất trên 50 triệu lít/ năm;
- Sản xuất nước giải khát công suất trên 20 triệu lít/năm;
- Sản xuất sữa công suất trên 20 triệu lít/năm;
- Sản xuất dầu thực vật công suất trên 50 ngàn tấn/năm;
- Sản xuất bánh kẹo trên 20 ngàn tấn/năm;
- Sản xuất bột, tinh bột trên 100 ngàn tấn/năm;
- Sản xuất dụng cụ, vật liệu bao bì để dùng cho các sản phẩm nói trên.
Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bộ Công Thương yêu cầu hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP phải đầy đủ tài liệu, giấy tờ như sau:
- Chứng nhận đăng ký kinh doanh/ đăng ký chi nhánh bản sao chứng thực;
- Giấy khám sức khỏe kèm ảnh của chủ kinh doanh và toàn bộ nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh, sản xuất.
- Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức ATTP của toàn bộ đội ngũ nhân viên, chủ kinh doanh.
- Đơn đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo mẫu.
- Bản kê khai về cơ sở vật chất của cơ sở sản xuất.
- Bản xét nghiệm nguồn nước dùng tại cơ sở sản xuất chứng minh an toàn.
- Hợp đồng, hóa đơn mua bán nguyên vật liệu bản sao có chứng thực.
Các bước xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
Bước 1: Nộp đầy đủ hồ sơ đã nêu ở trên đến cơ quan thẩm quyền.
Bước 2: Trong vòng 10 ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiến hành lập kế hoạch xác nhận lại kiến thức ATTP nếu hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không đủ, cơ quan sẽ gửi thông báo bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”.
Hy vọng những thông tin hữu ích về xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên đây sẽ giúp ích cho các chủ kinh doanh. Đừng quên liên hệ ngay LYT Việt Nam để bạn được nhận giấy chứng nhận trong thời gian nhanh chóng nhất!
Tư vấn liên hệ
LYT Việt Nam Co., Ltd.
- Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
- Email: ceo@congbohopquy.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/