Xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là một trong những bước rất quan trọng để các cá nhân, tổ chức có thể đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên, tất cả các loại thực phẩm chức năng nếu muốn được quảng cáo phải đáp ứng những điều kiện khắt khe của pháp luật. Ngoài ra, quá trình hoàn thành hồ sơ cùng những thủ tục để quảng cáo khá phức tạp. Hãy cùng tìm hiểu những điều kiện xin giấy phép, xin giấy phép quảng cáo ở đâu, và những thủ tục xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chứng năng trong bài viết này nhé.
Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là gì
Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là loại văn bản do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu quảng cáo các sản phẩm là thực phẩm chức năng. Việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chỉ được thực hiện sau khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng đã được thẩm định, xác nhận là đầy đủ và hợp lệ.
Các loại thực phẩm chức năng cần có giấy phép quảng cáo
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 15/2018/NĐ- CP, thực phẩm cần có giấy phép quảng cáo bao gồm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
- Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
- Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
- Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
Thực phẩm dinh dưỡng
- Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Thực phẩm đặc biệt
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
Mức xử phạt khi không có giấy phép quảng cáo
Theo luật quảng cáo thực phẩm chức năng tại Điều 67, Nghị định 158/ 2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính có quy định mức phạt vi phạm các quy định xin giấy phép quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định và Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 53, Nghị định 158/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo có quy định mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm b Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định này;
- Không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi vi phạm quy định này
Cơ sở pháp lý xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
- Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 06 năm 2012
- Thông tư 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2015
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo
Hiệu lực của giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho sản phẩm là thực phẩm hết hiệu lực khi xảy ra các trường hợp sau:
- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hết hiệu lực;
- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Sản phẩm, hàng hoá có những thay đổi về thành phần hoặc công dụng;
- Sản phẩm, hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.
Các phương tiện quảng cáo
- Báo chí.
- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
- Các sản phẩm in ấn, ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
- Bảng quảng cáo, biển hiệu, hộp đèn, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo.
- Phương tiện giao thông.
- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao.
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm
Căn cứ theo Điều 7, Thông tư 09/2015/TT-BYT, quy định về điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm bao gồm
Đối với sản phẩm
- Sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm đã có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Nội dung quảng cáo
Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các nội dung sau đây:
- Đối với các nội dung ngoài nội dung đã công bố thì phải có tài liệu hợp pháp, tài liệu khoa học chứng minh và trích dẫn rõ nguồn tài liệu tham khảo trong market, kịch bản quảng cáo; đối với sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt phải được nêu cụ thể trong quảng cáo;
- Đối với quảng cáo trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, chạy chữ dưới chân các chương trình truyền hình, trên các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động không bắt buộc phải chứa đầy đủ các nội dung thông tin về cách dùng, tác dụng, bảo quản nhưng phải bảo đảm phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
- Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm.
Hồ sơ theo yêu cầu
- Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
- Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ủy quyền bằng văn bản.
Thông tin cần có trong nội dung quảng cáo
Căn cứ tại Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP, quy định thông tin cần có trong nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:
- Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:
Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. - Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:
Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. - Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
- Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Quy trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng
Giấy tờ cần thiết bao gồm
- 01 đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu Phụ lục 01 Thông tư số 09/2015/TT-BYT).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
- Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
Hồ sơ sản phẩm quảng cáo thực phẩm
- 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh.
- 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet.
Các tài liệu liên quan
- Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
- Toàn bộ tài liệu phải đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo.
- Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ở đâu? Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến tới Cục an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đó nộp lệ phí xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, đóng tiền theo biên lai nhận được để có được giấy xác nhận đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm.
Bước 3: Cục ATVSTP thẩm tra hồ sơ
Cục An toàn thực phẩm sẽ cấp phép quảng cáo thực phẩm nếu hồ sơ hợp lệ. Còn nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, Cục sẽ trả lại và ghi rõ nguyên nhân.
Bước 4: Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng
Đây là bước cuối cùng trong thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng. Cục ATVSTP sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho các bạn nếu hồ sơ hợp lệ,.
Dịch vụ cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng tại LYT Việt Nam – Congbohopquy
Xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là một trong những dịch vụ nổi tiếng nhất tại Công ty TNHH LYT Việt Nam Việt Nam. Đây là công ty đã và đang phát triển rất mạnh mẽ các dịch vụ như:
- Dịch vụ công bố hợp quy.
- Dịch vụ công bố sản phẩm.
- Dịch vụ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS.
- Dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dịch vụ xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm.
- Dịch vụ xin giấy phép phân phối rượu,…
Tại đây còn rất nhiều dịch vụ khác nữa được khách hàng đánh giá rất tích cực. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và đầy tinh thần nhiệt huyết, chắc chắn các Quý khách hàng sẽ hài lòng với dịch vụ của LYT Việt Nam. Hãy liên hệ ngay với LYT Việt Nam để được tư vấn cụ thể nhất nhé.
LYT Việt Nam Co., Ltd.
- Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
- Email: ceo@congbohopquy.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/