Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy hộ kinh doanh thì đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Cùng LYT Việt Nam tìm hiểu quy trình xin giấy phép vsattp cho hộ kinh doanh trong bài viết dưới đây:
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh là gì?
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh. Là một loại giấy phép được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho cho hộ kinh doanh. Đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
Hội kinh doanh cá thể gồm các mặt ngành nghề thực phẩm sau đây.Bắt buộc phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm;
- Cửa hàng, quán ăn kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Quán cafe, nước giải khát;
- Các hệ thống cửa hàng tiện lợi, bán thức ăn nhanh;
- Các dịch vụ thực phẩm liên quan khác…
Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?
Tùy tình hình và khả năng quản lý của địa phương khác nhau. Mà điều chỉnh cơ quan cấp phép đối với giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh. Cơ quan nào cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh?
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức sở hữu các cơ sở dịch vụ ăn uống. Mà giấy phép kinh doanh thuộc hình thức đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh cá thể. Thì phải tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Phòng Y tế – UBND Quận (Huyện). Nơi mà cá nhân hay tổ chức đang kinh doanh thực phẩm.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh giấy phép vsattp cho hộ kinh doanh sẽ do Ban Quản lý an toàn thực phẩm cấp.
Thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh
Để đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hộ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ sau:
- Sơ đồ thiết kế mặt bằng
- Bảng mô tả trang thiết bị, dụng cụ
- Giấy xác nhận kiến thức ATTP, giấy khám sức khỏe
- Giấy phép kinh doanh
Trình tự đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, cá nhân tổ chức cần nộp hồ sơ trực tiếp. Hoặc theo đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh.
Bước 2: Xét duyệt hồ sơ
Trong vòng 10 ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiến hành lập kế hoạch xác nhận lại kiến thức ATTP nếu hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không đủ, cơ quan sẽ gửi thông báo bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Kiểm tra cơ sở
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thành lập. Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở trong thời gian 15 ngày làm việc. Kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành đối chiếu thông tin. Cũng như thẩm định tính pháp lý của hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó sẽ thẩm định điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở đó.
- Nếu cơ sở đã có đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định. Thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp giấy phép an toàn thực phẩm
- Nếu cơ sở chưa đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm và phải chờ hoàn thiện lại cơ sở. Thì phải ghi rõ nội dung cũng như thời gian hoàn thiện. Tuy nhiên, thời gian hoàn thiện chỉ trong vòng 60 ngày.
Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành tổ chức thẩm định lại khi cơ sở đã có văn bản xác nhận. Việc hoàn thiện toàn bộ những yêu cầu về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của đoàn thẩm định cơ sở lần trước;
Nếu cơ sở không đạt yêu cầu điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý địa phương với mục đích giám sát. Và yêu cầu cơ sở đó không được phép hoạt động cho đến khi nhận được giấy phép.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở. Là “Đạt” hộ kinh doanh thực phẩm sẽ được cấp giấy phép an toàn thực phẩm.
Thời hạn của giấy phép an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm để được tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện như cấp lần đầu.
Tổng kết
LYT Việt Nam vừa tư vấn đến quý khách hàng những thông tin mới nhất về thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ dịch vụ xin giấy chứng nhận vsattp nhanh chóng và thuận tiện nhất!
- Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
- Email: ceo@congbohopquy.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/