Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm là bước đầu tiên và quan trọng nếu bạn muốn thực hiện thủ tục này. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các hồ sơ tài liệu cần thiết để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của quý khách có thể được giấy phép an toàn thực phẩm nhanh chóng, LYT Việt Nam xin cung cấp cho quý khách những lưu ý cơ bản sau.
Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm cần lưu ý điều gì?
Quy định của pháp luật đối với hồ sơ xin giấy phép
Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm được quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định15/2018/NĐ-CP.
Cơ sở được cấp giấy phép an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy phép an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại nếu muốn tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện như cấp lần đầu.
Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm
Theo Điều 36 Luật An toàn thực phẩm, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Lưu ý cho doanh nghiệp khi nộp hồ sơ
- Đối với đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm: Cá nhân tổ chức cần kê khai theo đúng mẫu, có chữ ký và đóng dấu xác nhận của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đơn cần ghi rõ địa chỉ trụ sở chính và địa chỉ cơ sở kinh doanh, kể cả khi hai địa chỉ này trùng nhau vẫn phải ghi cả hai, không được bỏ qua.
- Đối với GCN đăng ký kinh doanh: cần lưu ý nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu và chữ ký của chủ cơ sở. Giáp lai giữa các trang nếu có từ 2 trang trở lên.
- Về bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở: Vẽ chi tiết mặt cắt của cơ sở theo hình chiếu từ trên xuống, giống bản đồ địa chính. Trong bản vẽ nêu rõ vị trí từng khu, đồ vật để và các khu lân cận.
- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thực phẩm: Trình bày dưới dạng sơ đồ hình cây và theo nguyên tắc một chiều.
Lưu ý trong hồ sơ xin giấy phép
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ: Chỉ rõ vị trí địa lý, môi trường, các trang thiết bị, dụng cụ và tình trạng của chúng, hệ thống điện nước, thông gió, cống rãnh,…
- Giấy khám sức khỏe: Các đối tượng cần đi khám gồm chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Giấy khám sức khỏe phải do các bệnh viện đa khoa cấp huyện cấp trở lên mới đúng yêu cầu quy định.
- Giấy xác nhận kiến thức: Trước đó chủ cơ sở phải làm hồ sơ đề nghị xin xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Giấy xác nhận kiến thức có thể nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ sở ký và đóng dấu.
Để hồ sơ được chấp nhận và không bị trả lại để hoàn thiện, kéo dài thời gian xin cấp giấy phép, thương nhân nên sử dụng dịch vụ cấp giấy phép an toàn thực phẩm để được hỗ trợ tốt nhất trong việc hoàn thiện hồ sơ.
Dịch vụ cấp giấy phép an toàn thực phẩm của LYT Việt Nam
LYT Việt Nam cam kết đem lại chất lượng và kết quả dịch vụ nhanh nhất và tốt nhất cho khách hàng. Với dịch vụ của LYT Việt Nam, quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản sau cho hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm:
- Sơ đồ thiết kế mặt bằng
- Bảng mô tả trang thiết bị, dụng cụ
- Giấy xác nhận kiến thức ATTP, giấy khám sức khỏe
- Giấy phép kinh doanh
LYT Việt Nam sẽ hỗ trợ và tư vấn khách hàng chứng từ liên quan; Hỗ trợ vẽ sơ đồ mặt bằng (nếu cần); Soạn thảo hồ sơ theo quy định; thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí theo quy định; Hỗ trợ đưa rước đoàn kiểm tra cơ sở; Theo dõi nhận giấy chứng nhận và trả kết quả tận tay khách hàng. Nếu còn băn khoăn về thủ tục này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sớm nhất!
- Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
- Email: ceo@congbohopquy.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/