3 bước tự công bố thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu

3 bước tự công bố thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu

Tự công bố thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu mang lại lợi thế vượt mong đợi. Xem ngay 3 bước tự công bố sản phẩm chi tiết được LYT Việt Nam chia sẻ!

Thực phẩm là ngành hàng bị quản lý rất chặt của cơ quan nhà nước bởi đặc thù ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng. Vậy nên mọi loại thực phẩm dù sản xuất trong nước hay ngoại nhập đều phải được công bố trước khi lưu hành. Công bố thực phẩm khó hay dễ và làm như thế nào? Bài viết sau đây chính là dành cho những đơn vị mới kinh doanh còn gà mờ giữa các luật định.

Tự công bố thực phẩm có quan trọng không?

Theo Nghị định Chính phủ 38/2012/NĐ-CP và 15/2018/NĐ-CP đã quy định rất rõ về điều luật an toàn thực phẩm. Trong đó, công bố hợp quy thực phẩm trong nước và nhập khẩu là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Điều kiện pháp lý cần và đủ để kinh doanh thực phẩm

Công bố thực phẩm là một thủ tục bắt buộc để sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Nếu chưa được công bố mà đã bán, doanh nghiệp có thể bị “sờ gáy” và chịu phạt hành chính.

 

 

Thực phẩm tự công bố được lưu hành rộng rãi

Thực phẩm tự công bố được lưu hành rộng rãi

 

Marketing sản phẩm hiệu quả

Bất cứ loại thực phẩm nào đã được công bố chắc chắn sẽ dễ lọt tầm mắt của các bà nội trợ hơn. Bởi ai cũng mong muốn đem về căn bếp những thực phẩm thơm ngon và an toàn nhất. Chính vì thế, doanh nghiệp muốn thực phẩm cạnh tranh tốt và xóa mác hàng trôi nổi thì tự công bố thực phẩm là việc cần thiết.

Quyết định kế hoạch sản xuất trong tương lai

Khi có trong tay giấy công bố, chính doanh nghiệp phải duy trì được chất lượng thực phẩm. Đồng thời, những phương án cải tiến sản xuất, giảm tải lãng phí được đề xuất.

Mặt khác, tự công bố thực phẩm cũng là cơ hội để đơn vị phát hiện được thực phẩm có vấn đề về hàm lượng chất, hoặc chất lạ. Từ đó, đơn vị cần ngừng sản xuất và thực hiện thu hồi sản phẩm kịp thời để tránh hậu họa khôn lường.

Khác biệt hồ sơ tự công bố thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu

Có khác gì giữa hồ sơ tự công bố thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu? Đối với thực phẩm nội địa, hồ sơ tự công bố thực phẩm cần chuẩn bị tài liệu sau:

  • Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm trong vòng 12 tháng.
  • Mẫu nhãn sản phẩm tự công bố.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP: Không cần với sản phẩm là bao bì, hộp bao gói.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị tự công bố thực phẩm.

 

 Giấy tờ tự công bố thực phẩm trong nước sẽ khác thực phẩm nhập ngoại

Giấy tờ tự công bố thực phẩm trong nước sẽ khác thực phẩm nhập ngoại

 

Khi tự công bố thực phẩm nhập khẩu, đơn vị kinh doanh cần cung cấp đầy đủ tài liệu sau:

  • Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm trong vòng 12 tháng.
  • Bản tiêu chuẩn của nhà sản xuất thực phẩm (product specification).
  • Mẫu nhãn sản phẩm tự công bố.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị công bố.

3 bước tự công bố thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, đơn vị kinh doanh thực hiện theo quy trình sau để công bố thực phẩm nội địa, ngoại nhập:

 

 Các bước tự công bố thực phẩm

Các bước tự công bố thực phẩm

 

Bước 1: Tự công bố thực phẩm

Cá nhân, tổ chức tiến hành tự công bố thực phẩm trên website điện tử, các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc niêm yết bản tự công bố tại trụ sở làm việc. Đồng thời, 1 bản tự công bố được gửi cho cơ quan thẩm quyền trực tiếp tại nơi làm việc hoặc qua đường bưu điện.

Lưu ý rằng mọi tài liệu liên quan đến tổ chức, thực phẩm được công bố đều phải bằng tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt. Ngay sau khi tiến hành tự công bố, đơn vị có thể sản xuất và chịu mọi trách nhiệm liên quan đến tính an toàn của thực phẩm.

Bước 2: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố

Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của cá nhân, đơn vị và tiến hành lưu trữ hồ sơ. Tên tổ chức, cá nhân và sản phẩm tự công bố được upload trên trang thông tin điện tử của cơ quan.

Đối với thực phẩm được sản xuất tại đơn vị có 2 cơ sở thì chủ kinh doanh chỉ chọn cơ quan thẩm quyền tại một trong 2 điểm sản xuất. Những thực phẩm mới được sản xuất và công bố sau này cũng được thực hiện tại cơ quan thẩm quyền đã lựa chọn trước đó.

Bước 3: Đổi tên, thành phần của sản phẩm tự công bố

Trường hợp đơn vị muốn đổi tên, thành phần cho sản phẩm thực phẩm đã công bố thì đơn vị phải tự công bố lại sản phẩm một lần nữa.

 

Liên hệ với LYT Việt Nam nếu bạn đang gặp rắc rối nhé!

Hy vọng 3 bước tự công bố thực phẩm sản xuất trong nước và ngoại nhập được LYT Việt Nam chia sẻ sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp. Nếu có bất cứ vướng mắc gì, hãy liên hệ với LYT Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ nhanh chóng với chi phí ưu đãi nhất!

LYT Việt Nam Co., Ltd.

  • Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
  • Email: ceo@congbohopquy.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/
0916540904
0916540904
Messenger