Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì vấn đề sức khỏe lại càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bày bán rất nhiều trên thị trường với đầy đủ các chủng loại. Từ đó dẫn đến việc người tiêu dùng cần sáng suốt khi lựa chọn sản phẩm và Nhà nước cũng cần đảm bảo có thể quản lý tốt các mặt hàng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại sản phẩm này trong bài viết dưới đây nhé.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì

Trước khi đi vào chi tiết, hãy cùng tìm hiểu xem thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì. Tpcn là gì là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra, ngay sau đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi này. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe nằm trong nhóm thực phẩm chức năng. Chúng có tên tiếng anh là Health Supplement, Dietary Supplement. 

tpcn là gì

Đây là những sản phẩm được sử dụng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày của con người để nhằm duy trì, tăng cường, giảm nguy cơ mắc bệnh, cải thiện các chức năng trên cơ thể của con người,… Nhờ vậy, con người có thể nâng cao sức khỏe, sống khỏe mạnh và ít mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Thành phần trong các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các chất hoặc hỗn hợp các chất như sau:

  • Vitamin, axit amin, probiotic, khoáng chất, axit béo, enzyme và các chất có hoạt tính sinh học khác.
  • Các chất có nguồn gốc từ tự nhiên bao gồm khoáng chất, động vật, thực vật dưới dạng chiết xuất, cô đặc, phân lập và chuyển hóa.
  • Các nguồn tổng hợp các các thành phần được đề cập tại hai phần phía trên.

Phân loại các dạng thực phẩm chức năng trên thị trường hiện nay

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các bạn cần biết có những loại thực phẩm nào trên thị trường. Dưới đây là phân loại các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng đề kháng mà chúng tôi đã tổng hợp:

  • Dạng viên nang,
  • Dạng viên hoàn,
  • Dạng viên nén,
  • Dạng bột,
  • Dạng lỏng,
  • Dạng cốm,
  • Dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì

Đăng ký thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định của pháp luật mới có thể được bán rộng rãi trên thị trường. Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP tất cả các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phải có bản công bố.

Nếu các doanh nghiệp công bố sản phẩm tự sản xuất thì theo Điều 10 Thông tư 43/2014/TT-BYT, các cá nhân, tổ chức cần đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau:

Công bố về hàm lượng

  1. a) Thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm phải được liệt kê trước cùng tên đầy đủ và hàm lượng. Các thành phần khác được liệt kê tiếp sau theo thứ tự giảm dần về khối lượng.
  2. b) Hàm lượng của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất phải đạt được tối thiểu 15% RNI được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
  3. c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
  4. d) Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn bằng số và phải được công bố dưới dạng tỉ lệ phần trăm (%) tính theo RNI. Dựa trên liều khuyên dùng hằng ngày của sản phẩm hoặc dựa trên một đơn vị sử dụng (serving size).

Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.

Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims)

  1. a) Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm.
  • Chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc
  • Công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và
  • Không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần.
  1. b) Công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp phải thống nhất và phù hợp với các tài liệu tại hồ sơ;
  2. c) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học nhỏ hơn mức trong các tài liệu khoa học chứng minh thì không được công bố công dụng sản phẩm.
  3. d) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học đạt như trong tài liệu khoa học khuyến cáo thì được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp.

đ) Khi hàm lượng các thành phần cấu tạo chưa có mức RNI thì phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần đó cùng khuyến cáo liều dùng khi công bố.

thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng đề kháng

Các bước để thực phẩm bảo vệ sức khỏe được lưu hành trên thị trường

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩm với đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

Bước 2: Nộp lệ phí và nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

Bước 3: Chờ đợi kết quả công bố và bổ sung giấy tờ nếu thiết sót.

Trên đây là thông tin chi tiết nhất về thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình đăng ký sản phẩm. Nếu các bạn đang gặp rắc rối trong việc công bố, hãy liên hệ với LYT Việt Nam. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể, chi tiết cho các bạn những bước thực hiện và hồ sơ công bố cần có.

LYT Việt Nam Co., Ltd.

  • Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
  • Email: ceo@congbohopquy.com
  • Fanpage: LYT VIETNAM
0916540904
0916540904
Messenger