Cập nhật một số thay đổi về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cập nhật một số thay đổi về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy tờ quan trọng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, của Chính phủ đã quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP . Theo đó, thủ tục cấp giấy chứng nhận có một số thay đổi sau:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm

Tại điều 11 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có một số thay đổi như sau:

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi đáp ứng đủ các điều kiện tại điều 34, Luật An toàn thực phẩm 2010, cụ thể:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng

Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu:

Cơ sở vật chất

Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;

Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

Chất lượng sản xuất

Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ;

Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định;

Quy trình sản xuất

Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;

Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạt động này.

Hệ thống quản lý

Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;

Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm;

Các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo điều 12, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

Sơ chế nhỏ lẻ;

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, bật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

Nhà hàng trong khách sạn;

Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

Kinh doanh thực ăn đường phố;

Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 2000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Tuy các cơ sở trên không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận, nhưng cần phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tương ứng.

Tổng kết

Trên đây là những thay đổi mới nhất về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm cần nắm được để thực hiện thủ tục đúng quy định.

Liên hệ ngay với LYT Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm dành cho cơ sở của bạn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ
LYT Việt Nam Co., Ltd.
  • Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
  • Email: ceo@congbohopquy.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LYTvietnam/
0916540904
0916540904
Messenger