Những giấy phép cần thiết cho quán ăn khi đi vào hoạt động

Những giấy phép cần thiết cho quán ăn khi đi vào hoạt động

Dịch vụ ăn uống nói riêng và cả ngành F&B ở nước ta ngày càng phát triển với nhiều loại hình đa dạng khác nhau. Vậy nếu đã có quyết định mở một quán ăn hay nhà hàng thì các chủ kinh doanh cần chuẩn bị những gì?

Tất nhiên ngoài vấn đề nguồn vốn thì các loại giấy phép cần thiết cho quán ăn khi đi vào hoạt động cũng là một trong những việc quan trọng cần làm. Điều này như một bước hợp thức hóa cho cơ sở kinh doanh, đảm bảo quán đã thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy định hiện hành và chuẩn bị bước vào hoạt động. Bài viết sau đây của LYT Việt Nam sẽ giúp các cá nhân/tổ chức về thủ tục khi đăng ký ngành ăn uống, dịch vụ ăn uống.

Khi muốn kinh doanh quán ăn bạn cần những tiêu chuẩn giấy tờ nào?

Giấy phép đăng kí kinh doanh

Để kinh doanh hợp pháp một cửa hàng hoặc cơ sở ăn uống thì một trong những loại giấy phép cần thiết cho quán ăn đầu tiên bạn cần phải có chính là cấp giấy phép đăng kí kinh doanh. Có các loại mô hình bạn có thể đăng kí kinh doanh được quy định theo pháp luật hiện hành: hộ kinh doanh gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công tu TNHH 1 thành viên,…

Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tuỳ vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường giấy phép kinh doanh bao gồm các nội dung sau:

– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

– Hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh, phân phối;

– Phạm vi các hoạt động kinh doanh;

– Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

– Thời hạn của giấy phép;

– Các nội dung khác.

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà cá nhân/ doanh nghiệp nên lưu ý nơi đăng kí kinh doanh (đối với doaanh nghiệp sẽ đăng kí tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại; đối với hộ gia đình sẽ đăng kí tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại).

Nếu không được đăng kí kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có thể bị phạt từu 4 – 10 triệu đồng

Xử phạt đối với hành vi kinh doanh mà không đăng kí kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh nhà hàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu bạn không thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh thì theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bạn sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt là từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với hình thức hộ gia đình và từ 6.000.000 đến 10.000.000 theo mô hình doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho quán ăn

Loại giấy phép cần thiết cho quán ăn tiếp đến là giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về an toàn sức khỏe do cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra.

Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan cấp là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan được ủy quyền cấp. Để tránh trường hợp mất thời gian do hồ sơ chưa đúng đủ, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn Thực phẩm 2010 và được hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 47/2014/TT-BYT về hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Thời hạn của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Bạn quan tâm: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Xử phạt đối với hành vi kinh doanh vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Căn cứ quy định tại khoản 2, 3 Điều 24 Nghị định 178/2013/NĐ-CP thì xử phạt đối với hành kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng ; từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên .

Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu cho quán ăn

Rượu bán lẻ và rượu tiêu dùng tại chỗ cũng cần thông qua đăng kí

Nếu cơ sở kinh doanh ăn uống có kết hợp kinh doanh thêm hoạt động bán lẻ rượu thì giấy phép kinh doanh mặt hàng này cũng nằm trong danh mục giấy phép cần thiết cho quán ăn theo quy định tại Thông tư 60/2014/TT-BCT. 

Còn đối với hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ có thì cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ phải thông báo với Phòng Công Thương (Phòng Kinh tế) trên địa bàn trước khi thực hiện kinh doanh theo quy định tại văn bản số 3414/BCT-TTN ngày 07/4/2015 của Bộ Công Thương. 

Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho quán ăn

Trong trường hợp nhà hàng ăn uống của bạn có bán thêm thuốc lá, bạn sẽ phải xin thêm giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) Theo quy định tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP; Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25/9/2013 của Bộ Công Thương.

Để quán ăn được hoạt động ổn định và tránh các vấn đề pháp lý, chủ cơ sở nên lưu ý về các thủ tục giấy phép cần thiết

Trên đây là một số loại giấy phép cần thiết cho quán ăn bạn cần phải lưu ý chuẩn bị đầy đủ trước khi muốn cơ sở kinh doanh ăn uống của mình đi vào hoạt động. Việc trang bị đầy đủ các giấy phép cần thiết cho quán ăn cũng là tránh các vấn đề trục trặc về mặt pháp lý, gây ảnh hưởng đến hoạt động của quán ăn. Mọi chi tiết về tư vấn dịch vụ xin giấy phép trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, thực phẩm,… quý khách có thể tìm hiểu ở LYT Việt Nam

LYT Việt Nam Co., Ltd.
  • Số 14, Đường 2A, Khu dân cư 6B Intresco, Ấp 5, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0938106456 – 0916540904
  • Email: ceo@congbohopquy.com
  • Fanpage: LYT VIETNAM
0916540904
0916540904
Messenger